Thứ Tư, 20 tháng 10, 2010

chương 1: đại cương về đường thẳng và mặt phẳng,

E-Mail: quocphuongbk@bka.vn

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. các tiên đề

Ø Tiên đề 1: qua 2 điểm phân biệt có một đường thẳng và chỉ một mà thôi.

Ø Tiên đề 2: qua 3 điểm không thuộc 1 đường thẳng có một mặt phẳng và chỉ một mà thôi.

Ø Tiên đề 3: nếu một đường thẳng có 2 điểm thuộc 1 mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đó đều thuộc mặt phẳng đó.

Ø Tiên đề 4; nếu 2 mặt phẳng phân biệt có 1 điểm chung thì chúng có ít nhất một điểm chung thứ 2.

2. Vị trí tương đối của đường thẳng a và mặt phẳng α.

a. a // α ó a và α không có điểm c chung.\

b. a cắt α( tại A) ó a và α có 1 điểm chung tại A.

c. a thuộc α ó a giao với α là a.

3. vị trí tương đối của 2 mặt phẳng

a. 2 mặt phẳng //

b. 2 mặt phẳng trùng nhau. C. 2 mặt phẳng cắt nhau.

4. Vị trí tương đối của 2 đường thẳng.

a. Song song. b. cắt nhau. c. trùng nhau.

c. Chéo nhau ( 2 đường thẳng không đồng phẳng) ***

5. Cách sác định mặt phẳng.

5.1. Biết 3 điểm A,B,C không thẳng hàng của 1 mặt phẳng.kí hiệu (ABC).

5.2. Biết 1 điểm A và đường thẳng d không chứa A . kí hiệu mf (A,d).

5.3. Biết 2 đường thẳng cắt nhau a,b của mặt phẳng . kí hiệu (a,b).

5.4. Biết 2 đường thẳng song song với nhau . (a,b).

6. Hình chóp.

Khái niệm hình đa diện: - hình đa diện là 1 vật thể hình học được giới hạn bởi một số hữu hạn các đa giác phẳng.

- Hình chóp là hình đa diện có 1 mặt là đa giác, các mặt còn lại đều là những tam giác có chung 1 đỉnh.

Vd: hình chóp S.ABCDE….

- Đặc biệt : hình chóp có đáy là tam giác là tứ diện.

7. Thiết diện:

thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng α là một đa giác phẳng tạo bởi các đoạn giao tuyến của α với các mặt bên hay mặt đáy của hình chóp.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN.

Vấn đề 1: Sử dụng tiên đề vị trí tương đối.

Ví dụ : trong mặt phẳng α, cho 2 nửa đường thẳng song song Ax, By, M,N.. là 2 điểm lần lượt thuộc Ax, By; M A, N ≠ B.

O là điểm cố định không thuộc α.

a. Điểm M thuộc nhưng mặt phẳng nào ?

b. CM: OA và MN chéo nhau.

c. M,N di động. chứng tở rằng OI nối O với trung điểm I của MN nằm trong mặt phẳng cố định.

d. M,N di động nhưng AM +BN có giá trị không đổi , chứng mình rằng mf (OMN) luôn chứa 1 đường thẳng cố định.

Vấn đề 2: Tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng.

Phương pháp:

- Tìm điểm chung của 2 mặt phẳng.

- Đường thẳng qua 2 điểm chung đó là giao tuyến của 2 mặt phẳng.

Chú ý: để tìm điểm chung của 2 mặt phẳng ta thường tìm 2 đường thẳng đồng phẳng lần lượt nằm trên 2 đường thẳng đó, giao điểm ( nếu có) của 2 đường thẳng này chính là điểm chung của 2 mặt phẳng.

Ví dụ 1: cho hình chóp S.ABCD đáy là tứ giác ABCD. AB cắt CD tại E, AC cắt BD tại F.

a. Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD); của (SAC) và (SBD).

b. Tìm giao tuyến của (SEF) với các mặt phẳng ( SAD) và ( SBC).

Ví dụ 2: cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. M,N,P lần lượt là trung điểm của BC, CD, SO. Tìm giao tuyến của ( MNP) với các mf ( SAB), (SAD), (SBC) và (SCD).

Vấn đề 3: tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

Để tìm giao điểm của đường thẳng a và mặt phẳng α, ta tìm trong α một đường thẳng c cắt a tại A nào đó thì A là giao điểm của a và α,

Nếu c chưa có sẵn thì ta dựng một mặt phẳng β qua a và lấy c là giao

tuyến của α và β.

Ví dụ: cho tứ diện ABCD, trên AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho M,N MN không song song với CD. Gọi O là một điểm bên trong tam giác BCD.

a. Tìm giao tuyến của ( OMN) và (BCD).

b. Tìm giao điểm của BC và BD với mặt phẳng (OMN).

Ví dụ 2: cho hình chóp S.ABCD, M là 1 điểm trên cạnh bên SC

a. Tìm giao điểm của AM và (SBD).

b. Gọi N là 1 điểm trên BC, tìm giao điểm của SD và ( AMN).

Vấn đề 4:- chứng minh 3 điểm thẳng hàng

- Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy.

Phương pháp

- Muốn CM 3 điểm thẳng hàng ta CM 3 điểm đó là các điểm chung của của 2 mặt phẳng phân biệt. khi đó chúng sẽ thẳng hàng trên giao tuyến của 2 mặt phẳng đó.

- Muốn chứng minh 3 đường thẳng đồng quy ta chứng minh giao điểm của hai đường thẳng này là là điểm chung của 2 mặt phẳng mà giao tuyến là đường thẳng thứ 3.

ví dụ: cho hình chóp S.ABCD gọi I, J là 2 điểm cố định trên SA và SC với SI > IA và SJ> JC., một mf α quay quanh IJ cắt SB tại M , SD tại N,

a. Chứng minh rằng IJ, MN , SO đồng quy; ( O là giao điểm của AC và BD ). Suy ra cách dựng điểm N khi biết M.

b. AD cắt BC tại E. IN cắt MJ tại F . chứng minh S, E,F thẳng hàng.

Vấn đề 5: thiết diện:

Ta xác định lần lượt các giao tuyến của α với các mặt hình chóp theo các bước sau:

- Từ điểm chung có sẵn, xác định giao tuyến đầu tiên của α với một mặt của hình chóp( có thể là mf trung gian).

- Cho giao tuyến này cắt các cạnh của mặt đó , ta sẽ được các điểm chung mới của α với các mặt khác, từ đó xác định được các các giao tuyến mới với các mặt này.

- Tiếp tục như trên cho tới khi các giao tuyến khép kín ta được thiết diện,

Ví dụ: cho tứ diện ABCD. Gọi H,K. lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, trên CD lấy M sao cho KM không song song với BD. Tìm thiết diện của tứ diện ABCD với mf( HKM). Phân biệt trường hợp M ở giữa C và D. và M nằm ngoài CD.

-------the end------

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

bài 2.7 tín hiệu và hệ thống

clear;
t1=0;
t2=-1;
t3=t1+t2;
for ts=[0.2 0.1 0.005];
clf;
m=1;
for n=0:1:4/ts;
if (n*ts<=3)
x(m)=1;
else
x(m)=0;
end
m=m+1;
end
n=0:1:4/ts;
h=exp(-n*ts);
y=ts*conv(x,h);
L=length(y);
n=1;
for t=ts*(0:L-1);
if (t<=3)
x(n)=1;
else
x(n)=exp(3-t);
end
n=n+1;
end
t=ts*(0:L-1);
yf=x-exp(-t);
plot(t+t3,y,t+t3,yf,':')
disp('see the graph and press any key to continue')
pause
end

bài 2.6 tín hiệu và hệ thống

clear;
clf;
ym1=1;ym2=-2;
xm1=0;xm2=0;
b2=3;b1=-2;b0=1;
a1=0.9;a0=0.8;
x=(0:10)*0;y=x;
for n=0:10
x(n+1)=1;
yc=b2*x(n+1)+b1*xm1+b0*xm2-a1*ym1-a0*ym2;
ym2=ym1;ym1=yc;
xm2=xm1;xm1=x(n+1);
y(n+1)=yc;
end
n=0:1:10;
plot(n,y,'*',n,x,'o');
grid on;
ylabel('y(n)')
xlabel('n')
legend('output','input')
title('Response of a second-order system by iteration')